Tìm kiếm bài viết

Tổng cục Lâm nghiệp bàn giao Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững về Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Chiều 28/10, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị bàn giao Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững về Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại lễ bàn giao, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh, việc cấp chứng chỉ rừng bền vững là xu hướng tất yếu trên thế giới. Với Việt Nam đây là một bước tiến lớn của ngành lâm nghiệp Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích.

Năng suất rừng trồng của Việt Nam không ngừng tăng lên, nhưng nếu có chứng chỉ thì giá trị mỗi héc ta rừng trồng có thể tăng lên 30%. Bên cạnh đó, các nước phát triển nhập khẩu phần lớn giá trị đồ gỗ của Việt Nam cũng ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chứng chỉ, có nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Thời gian qua, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng đã xây dựng, hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn, tài liệu của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia và được Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc tế (PEFC) công nhận là thành viên chính thức thứ 50. Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được Hội đồng chứng chỉ rừng PEFC công nhận là hệ thống đáp ứng yêu cầu thực thi quản lý rừng bền vững. Đến nay, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đã hỗ trợ các chủ rừng, nhóm hộ cấp được trên 55 nghìn ha rừng có chứng chỉ rừng VFCS/PEFC.

Có thể nói việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước nâng cao nhận thức, năng lực về thực thi quản lý rừng bền vững cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp các cấp; các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các doanh nghiệp. Đến nay, cả nước đã có trên 2 triệu ha rừng của chủ rừng là tổ chức được xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững, có trên 300 ngàn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC và VFCS/PEFC và trên 3 triệu m3 gỗ rừng trồng có chứng chỉ đi vào chuỗi cung phục vụ chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Ông Nguyễn Quốc Trị đề nghị Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam sớm xây dựng kế hoạch chi tiết vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia giai đoạn 2021-2025. Rà soát, cập nhập các bộ tiêu chuẩn, tài liệu liên quan của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia để sớm ban hành, công bố theo quy định của pháp luật.

Viện đề xuất kế hoạch thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nhằm đạt mục tiêu Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2025 có 0,5 triệu ha rừng có chứng chỉ và đến năm 2030 có 1 triệu ha rừng có chứng chỉ.

Đồng thời, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới việc đánh giá cấp chứng chỉ rừng, hạ giá thành cấp chứng chỉ rừng trên đơn vị diện tích rừng, nâng cao vị thế, thương hiệu, uy tín của Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam, để ngày càng có nhiều thị trường, doanh nghiệp, chủ rừng lựa chọn, tin dùng thương hiệu chứng chỉ rừng VFCS/PEFC.

Là đơn vị tiếp nhận, ông Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thông tin, ngay từ khi có chủ trương xây dựng Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia vào năm 2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Tổng cục Lâm nghiệp và Tổ chức chứng nhận quốc tế PEFC để xây dựng: Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm lâm sản và các hướng dẫn tổ chức thực hiện chứng chỉ rừng.

Đồng thời, ngay sau khi Văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững được thành lập và đi vào hoạt động (năm 2019), Viện tiếp tục hỗ trợ cán bộ và có các đóng góp quan trọng trong vận hành Văn phòng chứng chỉ rừng.

Trong thời gian tới, sẽ có những khó khăn nhất định trong vận hành Văn phòng Chứng chỉ rừng, tuy nhiên với sự hỗ trợ hiệu quả của Tổng cục Lâm nghiệp; các địa phương, các hội, hiệp hội, doanh nghiệp... Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là thực hiện tốt các mục tiêu quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đề ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và nâng cao thương hiệu chứng chỉ rừng Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế, ông Võ Đại Hải cho hay.

Đến nay đã có nhiều mô hình liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đạt hiệu quả cao được nhân rộng trên phạm vi cả nước, nhằm tổ chức tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Cùng với đó, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đã hỗ trợ một số đơn vị thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững cho trên 300 nghìn ha rừng cây cao su./.

 

VPTC

Đọc tiếp...

Hội thảo trực tuyến về kết quả bước đầu và kinh nghiệm để đạt chứng chỉ quốc tế PEFC cho rừng cao su và các sản phẩm từ cao su, ngày 22 tháng 9 năm 2021

Vào ngày 22 tháng 9 năm 2021, PEFC sẽ tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến nhằm chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiểu điền đã đạt chứng chỉ quốc tế PEFC về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm, đồng thời xây dựng kết nối với thị trường.

Cao su thiên nhiên là nguyên liệu thiết yếu để tạo ra hơn 40.000 loại sản phẩm và nằm trong chuỗi cung ứng trị giá 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm. Khoảng 85% sản lượng cao su được khai thác bởi các hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác và quản lý bền vững rừng trồng cao su cũng góp phần bảo vệ rừng. Đây cũng là một trong những hoạt động rất quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra trước năm 2030.

Quản lý rừng bền vững và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm là những khái niệm mới đối với ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su. Nhưng thông qua các dự án thí điểm mà PEFC và các Quốc gia thành viên đã thực hiện với các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á, đã chứng minh rằng việc thực hiện chứng chỉ này là hoàn toàn khả thi và cần thiết đối với ngành cao su.

Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc tế PEFC (PEFC), đã thí điểm chứng nhận sản phẩm cao su thiên nhiên và gỗ cao su khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh loại hình chứng nhận đơn cho các chủ rừng là các công ty, nhờ hợp tác với những hộ cao su tiểu điền ở các quy mô, PEFC đã xây dựng và áp dụng thành công loại hình Chứng nhận theo nhóm, cho phép các hộ cao su tiểu điền phối hợp và triển khai các biện pháp quản lý bền vững cùng nhau. Kinh nghiệm từ những người tham gia các dự án thí điểm đã mang lại giá trị quý báu cho ngành cao su trong việc thực hiện chứng nhận PEFC. Các diễn giả và người tham dự sẽ có cơ hội thảo luận lợi ích của chứng nhận PEFC, bao gồm cải tiến hệ thống quản lý, giảm thiểu rủi ro, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện sinh kế và năng suất của các hộ cao su tiểu điền.

Tại Việt Nam, Cơ quan quản lý chứng chỉ rừng Quốc gia là thành viên của PEFC – VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam) được vận hành dưới sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã phối hợp và hướng dẫn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tạo điều kiện hỗ trợ cho các công ty thành viên trong Tập đoàn, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng. Đến tháng 8/2021, đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su đang trong quá trình đánh giá để được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.

Hội thảo trực tuyến với tiêu đề: “Chứng nhận cao su bền vững PEFC – góc nhìn từ những người tiên phong” sẽ trả lời các câu hỏi về kỹ thuật thường gặp trong quá trình thực hiện chứng chỉ. Hội thảo sẽ đưa ra giải thích rõ ràng về tất cả các loại hình chứng nhận, bao gồm chứng nhận quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng là cao su tiểu điền và doanh nghiệp, chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cao su. Tại Hội thảo, đại diện VRG sẽ có báo cáo chia sẻ kinh nghiệm đã thực hiện và dự kiến kế hoạch tiếp theo để mở rộng số lượng diện tích cao su và nhà máy đạt chứng chỉ VFCS và PEFC.

Buổi hội thảo trực tuyến là một phần trong Chiến dịch hỗ trợ cao su bền vững của PEFC. Chiến dịch về câu chuyện cao su thiên nhiên và những người sản xuất cao su, tạo ra sự kết nối giữa sản xuất, bảo vệ rừng, và nâng cao đời sống của người trồng cao su.

Thời gian:  15:00 – 16:00 ngày 22 tháng 9 năm 2021

Đại biểu có thể đăng ký tại tham dự Hội thảo tại đây: treee.es/firstmovers-web

Diễn giả trong Hội thảo

  • Ông Richard Laity, Nhân sự Quản lý khu vực Đông Nam Á của PEFC
  • Bà Rungnapa Wattanavichian, Quản lý dự án, Hội đồng chứng nhận rừng Thái Lan (TFCC)
  • Ông Diệp Xuân Trường, Thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

Ngôn ngữ: Hội thảo bằng tiếng Anh có phiên dịch sang tiếng Việt

Về PEFC: Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc tế PEFC là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất trên thế giới và là lựa chọn của các chủ rừng nhỏ, với hơn 300 triệu ha trên 49 hệ thống quốc gia đạt tiêu chuẩn bền vững của PEFC. Có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ, PEFC được công nhận về vai trò cung cấp đánh giá độc lập, chứng thực và công nhận các hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia. PEFC có mối quan hệ rộng rãi với các bên liên quan khắp Đông Nam Á, đây là nơi sản xuất phần lớn cao su thiên nhiên trên thế giới.

THÔNG TIN CHI TIẾT: Liên hệ chị Hà Thị Quỳnh Hoa, Nhân viên Marketing - PEFC khu vực Đông Nam Á; halleyha91@gmail.com; Mobile: +84964264496.

 

Văn phòng Chứng chỉ rừng.

Đọc tiếp...

PEFC phát động chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu về sử dụng đồ nội thất bền vững

Trong ngành công nghiệp đang bùng nổ, tính bền vững là quan trọng hơn bao giờ hết.

Với tăng trưởng 65% trong 10 năm qua, thị trường đồ nội thất toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Gỗ làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất đến từ khắp nơi trên thế giới, từ nguồn nguyên liệu gỗ sồi và thích vùng ôn đới đến gỗ tếch, gụ từ vùng nhiệt đới. Với nhu cầu về gỗ ngày càng tăng, làm thế nào những khu rừng này có thể tiếp tục phát triển? Và làm thế nào để người tiêu dùng có thể đưa ra những lựa chọn giúp bảo tồn những cánh rừng này trên thế giới, duy trì đa dạng sinh học và những đóng góp thiết thực trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu?

Người tiêu dùng chọn đồ nội thất được chứng nhận có nguồn gốc bền vững là một cách để tạo ra sự khác biệt

Khi các nhà sản xuất đồ nội thất chọn gỗ nguyên liệu có nguồn gốc bền vững, khi các nhà bán lẻ đồ nội thất bán các sản phẩm có trách nhiệm và khi người tiêu dùng chọn đồ nội thất có nguồn gốc từ nguyên liệu gỗ có chứng nhận bền vững, tất cả đều góp phần vào việc bảo tồn và duy trì rừng của chúng ta. Đó là một cách giữ cho rừng luôn bền vững, bảo vệ sự đa dạng của các loài động vật hoang dã sống trong các khu rừng đó, đồng thời cải thiện sinh kế của hàng triệu người sống trong và xung quanh phụ thuộc vào rừng.

Đây là lý do tại sao Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu về sử dụng đồ nội thất có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu gỗ bền vững. PEFC cam kết làm mọi thứ có thể để giúp chuỗi cung ứng đáp ứng các tiêu chuẩn về mua sắm có trách nhiệm và bền vững.

Chương trình này được phát động từ khu vực Đông Nam Á, khi Hội đồng ngành Công nghiệp Nội thất ASEAN (AFIC) và PEFC công bố vào tháng 7 năm nay, và kéo dài trong 4 năm nhằm thúc đẩy sự bền vững của chuỗi cung ứng đồ nội thất và mua sắm có trách nhiệm.

Các lựa chọn của cá nhân có tác động toàn cầu.

Là ngành sử dụng gỗ cao thứ ba trên thế giới, ngành công nghiệp đồ nội thất chiếm khoảng 12% tổng lượng phát thải khí nhà kính do con người tạo ra. Báo cáo gần đây của IPCC nhấn mạnh việc cấp thiết để giảm lượng khí thải này. Thật may mắn khi người tiêu dùng ngày càng thể hiện sự ủng hộ đối với các vật liệu được dán nhãn bền vững. Trong một cuộc khảo sát năm 2018 của Hội đồng đồ nội thất bền vững, gần 60% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mua sắm các đồ đạc trong nhà bền vững với môi trường.

Để ghi nhận việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, Giám đốc điều hành của PEFC quốc tế, ông Ben Gunneberg khuyến cáo rằng các công ty trong chuỗi cung ứng đồ nội thất không sử dụng nguyên liệu được chứng nhận “đã tạo cho mình những rủi ro và những ảnh hưởng của họ đến con người và môi trường có thể rất lớn”

Chiến dịch nâng cao nhận thức tới đây sẽ giải quyết những vấn đề tồn tại trong chuỗi giá trị. PEFC cho biết đối tượng của họ nhắm tới trong chiến dịch này bao gồm các nhà bán lẻ đồ nội thất, các công ty chuỗi cung ứng, các hiệp hội thương mại, các nhà tư vấn, nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư, các trường đào tạo nghề chế biến gỗ.

Chiến dịch khởi động được thực hiện qua hội thảo trực tuyến trên ứng dụng Zoom, được phát trực tiếp trên Facebook, vào Thứ Tư, ngày 15 tháng 9, từ 10: 00-11: 00 giờ CEST (15:00-16:00 giờ Hà Nội). Hội thảo bao gồm buổi thảo luận trực tiếp với các đại diện từ ngành công nghiệp, các nhà bán lẻ, chứng chỉ rừng, cũng như quan điểm của những người tiêu dùng, hội thảo sẽ được điều hành bởi một nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm về lâm nghiệp ở Đông Nam Á.

Đăng ký để tham gia hội thảo tại đây: treee.es/PEFC-furniturewebinar

Giới thiệu về PEFC: Chương trình Chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất trên thế giới và là hệ thống chứng chỉ được lựa chọn cho các chủ rừng nhỏ, với hơn 300 triệu ha rừng được chứng nhận tại 49 quốc gia có Hệ thống chứng chỉ rừng được công nhận. Có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ, PEFC được công nhận trong việc đánh giá độc lập, chứng thực và công nhận các hệ thống chứng chỉ rừng các quốc gia thành viên.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ theo địa chỉ sau: huong.maggi@pefc.org

 

Văn phòng Chứng chỉ rừng.

Đọc tiếp...

Bước tiến lớn của Việt Nam trong việc quản lý rừng bền vững khi Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được PEFC công nhận

(Bài báo đăng trên website PEFC quốc tế: https://www.pefc.org/news/vietnam-takes-a-big-step-towards-certified-forests-through-pefc-endorsement)


Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) là thành viên mới nhất của PEFC, và Hệ thống chứng chỉ rừng VFCS đã được PEFC công nhận đạt chuẩn quốc tế PEFC. 

“Đây là một quá trình nỗ lực tuyệt vời, và chúng tôi tự hào về Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia Việt Nam đã được PEFC công nhận”, Tiến sĩ Bùi Chính Nghĩa, Phó Chánh Văn Phòng VFCO cho biết.

“Nhận thấy rằng các tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững của VFCS đáp ứng và thậm chí vượt quá Tiêu chuẩn bền vững toàn cầu trong quản lý rừng bền vững đã củng cố niềm tin của chúng tôi rằng Việt Nam đang đi đúng hướng để xây dựng một hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia có tính thực tế và ứng dụng cao. Sự công nhận của PEFC đã ghi nhận tất cả những nỗ lực tập thể của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.” Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu.

Tổng cục Lâm Nghiệp Viêt Nam đã bắt đầu tiếp cận và hợp tác hướng tới hệ thống PEFC từ 2015, trở thành thành viên chính thức của PEFC vào đầu năm 2019.  

 

Tự hào cung cấp các giải pháp bền vững cho ngành cao su

 

Thực tế  12.000 ha rừng trồng keo lai và cao su được VFCO trao chứng chỉ trước khi PEFC công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đã cho thấy quyết tâm cao độ từ các bên liên quan trong việc đưa hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đi vào hoạt động.

“Chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam là thành viên PEFC đầu tiên cung cấp cao su thiên nhiên và gỗ cao su có chứng chỉ PEFC”, Tiến sĩ Bùi Chính Nghĩa cho biết.
“Chúng tôi rất trân trọng phương pháp tiếp cận toàn diện của PEFC trong việc giúp đỡ những thành viên mới như VFCS. Sự công nhận của PEFC không không chỉ liên quan tới các hợp phần kỹ thuật. Trên thực tế, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực của PEFC  thông qua các dự án và sáng kiến vô cùng hữu ích để nâng cao năng lực của Văn Phòng Chứng Chỉ Rừng Việt Nam, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm đạt chứng nhận của Việt Nam, và cung cấp nền tảng khuyến khích sự tham gia các bên liên quan trong quản lý rừng bền vững trên cả nước”,  Tiến sĩ Lê Văn Bình bổ sung.

“Việt Nam là một ví dụ điển hình về nỗ lực và cách tiếp cận độc đáo của PEFC, các nước thành viên hợp tác với nhau thành một liên minh vững mạnh, nơi chúng tôi có các nước thành viên trưởng thành đến từ các thị trường tiêu thụ chính như Châu Âu và Hoa Kỳ, giúp các thành viên mới như Việt Nam phát triển bằng cách cung cấp các hỗ trợ liên kết thị trường” ông Ben Gunneberg, CEO PEFC Quốc tế nhấn mạnh.

 

Bước tiếp theo

 

“Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia Việt Nam đạt công nhận quốc tế là một thành tựu nổi bật, và VFCO đã sẵn sàng cho những thành tựu vượt bậc hơn nữa. VFCO đặt mục tiêu 50.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ vào năm 2021 và sẵn sàng thử nghiệm các cơ chế khác nhau để làm cho chứng chỉ rừng trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều chủ rừng nhỏ và các công ty tại Việt Nam.

Cùng với việc mở rộng diện tích có chứng chỉ, xây dựng sự tự tin và đón nhận của thị trường đối với các sản phẩm được chứng nhận PEFC/VFCS là một ưu tiên chính của VFCO.

“Mục tiêu của chúng tôi là liên tục cải tiến các quy định của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia để đảm bảo tính bền vững và củng cố niềm tin của thị trường vào thương hiệu PEFC/VFCS. VFCO rất mong được hợp tác với các thành viên khác trong Liên Minh PEFC để chúng ta đạt được thành công trong năm tới.” Tiến sĩ Bùi Chính Nghĩa nhấn mạnh.

 

  • The Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC) là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất thế giới, chứng nhận 320 triệu ha rừng, chiếm 75% tổng diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn cầu. Hiện tại PEFC có 55 quốc gia thành viên. Hơn 20.000 công ty tại 83 quốc gia đã tin tưởng lựa chọn PEFC để chứng minh nguồn gỗ và các sản phẩm từ gỗ tới từ các khu rừng được quản lý bền vững và hợp pháp.

 

                                                                                                                                                  Văn phòng Chứng chỉ rừng

Đọc tiếp...

ĐIỂM TIN VỀ LỚP ĐÀO TẠO CHO CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG CHỈ VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG (VFCS/PEFC FM) VÀ CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM (PEFC COC) 15/04/2021

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp. Các chuyên gia quốc tế của Chương trình chứng nhận  chứng chỉ rừng quốc tế PEFC không thể tới Việt Nam để tham gia đào tạo trực tiếp, Tổng cục lâm nghiệp đã kết hợp với PEFC cùng với các chuyên gia tổ chức Lớp Tập Huấn dành cho các Tổ chức  đánh giá cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam (CBs) về chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCS/PEFC FM) và chứng chỉ Quản lý Chuỗi hành trình sản phẩm (PEFC CoC).

Lớp tập huấn online diễn ra vào ngày 15 tháng 4 năm 2021, đã nhận được sự tham gia nhiệt tình với  hơn 60 người tham dự đến từ  gần 20 Tổ chức  tại Việt Nam. Trong sự kiện này, các chuyên gia đến từ Văn phòng chứng chỉ rừng (VFCO)PEFC đã cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết về hai bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC FM và PEFC CoC phiên bản mới nhất, 2020 và giải đáp các thắc mắc từ các Tổ chức  đánh giá liên quan đến quy trình đánh giá; đồng thời cũng hiểu thêm được những khó khăn của các đơn vị đánh giá, thách thức về thị trường tại Việt Nam.

Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế PEFC liên tục tổ chức các hoạt động đào tạo cho các Tổ chức  đánh giá cấp chứng chỉ rừng theo hệ thống PEFC. Để đăng kí tham gia, xin vui lòng xem chi tiết thông tin về các khoá đào tạo này tại PEFC wesbite

Văn phòng chứng chỉ rừng (VFCO) và Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế PEFC sẵn sàng hợp tác với các Tổ chức  đánh giá để tổ chức các sự kiện đào tạo, cung cấp thông tin về chứng chỉ VFCS/PEFC FM và PEFC CoC đến với các doanh nghiệp có nhu cầu. Vui lòng liên hệ Văn phòng chứng chỉ rừng:

Địa chỉ: Phòng 309, Tòa nhà A9, Bộ Nông Nghiệp và PTNT

               02 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội.

SĐT:              +84 2437265210  / 0964264496

Fax:               +84 38438793 

Email:           vanphongvfco@gmail.com

                      Info.Vietnam@pefc.org

Website:       http://vfcs.vnforest.gov.vn/

Đọc tiếp...

TẬP HUẤN CHO CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG THEO HỆ THỐNG VFCS/PEFC FM VÀ QUẢN LÝ CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM PEFC COC

Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ rừng PEFC, Kính mời các tổ chức chứng nhận đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FM), quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) tham dự lớp tập huần:

TẬP HUẤN CHO CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG THEO HỆ THỐNG VFCS/PEFC FM VÀ QUẢN LÝ CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM PEFC COC

Thời gian: 08:30 – 17:00 (GMT+7)

Ngày: 15/04/2021

Hình thức họp online.

Yêu cầu: học viên thành thạo Tiếng Anh

Agenda:

  1. Giới thiệu các văn bản và các quy định của Văn phòng chứng chỉ rừng – VFCO
  2. Hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững – Chuyên gia đánh giá
  3. Những điểm mới trong PEFC ST CoC (2002:2020), PEFC ST 2001:2020 và PEFC ST 2003:2020 - PEFC

Vui lòng gửi email đăng ký tới khuatlananh@gmail.com trước ngày 13/04/2021 để nhận được link họp:

Tên emai: Đăng ký tham dự TẬP HUẤN CHO CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG THEO HỆ THỐNG VFCS/PEFC FM VÀ QUẢN LÝ CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM PEFC COC

Nội dung ghi rõ: Họ và tên đánh giá viên – Đơn vị đánh giá

 

[English below]

VNForest and PEFC would like to invite auditors from FM and CoC Certification Bodies to attend VFCS/PEFC FM & PEFC CoC Training

Time: 08:30 – 17:00 (GMT+7)

Date: 15/04/2021

Online Webinar

Please note that the training will be conducted in Vietnamese and English

Agenda:

  1. VFCO documents and policies – VFCO
  2. Guidance and Answer FQA related to VFCS/PEFC FM Standards – Expert Auditor
  3. New points in PEFC ST CoC (2002:2020), PEFC ST 2001:2020 and PEFC ST 2003:2020 - PEFC

Please send your email to register and receive webinar link via: khuatlananh@gmail.com before 13/04/2021

Email Subject: Register to VFCS/PEFC training for CBs

Content: Auditor name – Name of Certification Body

Đọc tiếp...

Thương mại lâm sản bền vững ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững tại Việt Nam

Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Văn phòng Chứng chỉ rừng (VFCO) và Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) trong việc hợp tác ngày càng sâu rộng và tăng cường năng lực quốc gia về quản trị rừng, quản lý rừng bền vững trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Ngày 01/4/2021 tại Hà Nội, VFCO và PEFC đã tổ chức Hội thảo “Thương mại lâm sản bền vững ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững tại Việt Nam”. Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp cùng đại diện PEFC chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có trên 60 đại biểu, bao gồm cả tham dự trực tuyến: Các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Văn phòng Chứng chỉ rừng, tổ chức PEFC, Văn phòng công nhận chất lượng (BoA) – Bộ Khoa học Công nghệ, các tổ chức chứng nhận (GFA, Bureau Veritas, SGS, TUV-SUD, TUV-NORD, Nepcon, IQC...), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn An Việt Phát, GIZ, FAO,  RECOFTC, Luong Consulting, UNIQUE, Liên minh HTX thừa Thiên Huế...

Hội thảo được nghe các báo cáo của các đại diện PEFC, VFCO, BoA, Vụ KHCN và HTQT - Tổng cục Lâm nghiệp về Giới thiệu các hoạt động trong khuôn khổ của PEFC; Tình hình thực hiện hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia; Quy định và kinh nghiệm của BoA trong thực hiện chứng nhận VFCS; Thương mại và chứng chỉ rừng của ASEAN, Tổng quan về tiến trình thực hiện VPA/FLEGT tại Việt Nam; Khả năng phối hợp với hệ thống chứng chỉ rừng.

 Sau khi các đại biểu thảo luận sôi nổi, Hội thảo thống nhất, mặc dù Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) mới được thành lập nhưng đã có nhiều cố gắng hoàn thiện hệ thống, hoạt động hiệu quả, có kết quả bước đầu hết sức quan trọng, đã cấp chứng chỉ rừng cho 50.000 ha cao su và hơn 800 ha rừng trồng khác. Tuy nhiên, cũng còn có những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ như, về phát triển các Tổ chức chứng nhận. Theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP yêu cầu các chuyên gia đánh giá phải có kinh nghiệm, cụ thể 20 ngày công. Nhưng do, là hệ thống mới nên yêu cầu này không thực hiện được. Cấn có hướng xây dựng mô hình đánh giá thử.

Để đạt mục tiêu cấp chứng chỉ rừng bền vững cho 1.000.000 ha rừng trồng vào năm 2030 cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

  • Hoàn thiện thể chế (sửa đổi bổ sung Nghị định 107/2016/NĐ-CP) theo hướng tháo gỡ những nội dung không phù hợp với thực tiễn;
  • Hoàn thiện và tăng cường nâng cao năng lực các bên liên quan trong hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia;
  • Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, doanh nghiệp, chủ rừng về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
  • Chủ động đào tạo, đặc biệt các chuyên gia đánh giá của các Tổ chức chứng nhận về chứng chỉ rừng.
Đọc tiếp...

Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận

Trải qua quá trình xây dựng và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS), hồ sơ của Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam đã được gửi tới Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) xin đánh giá công nhận theo các qui đinh và yêu cầu của PEFC. Tháng 1/2020 PEFC đã cử đoàn đánh giá độc lập quốc tế là tổ chức ITS Global của Australia sang Việt Nam để đánh giá Hệ thống chứng chỉ rừng VFCS. Kết quả tại cuộc họp thường niên của Đại Hội đồng PEFC ngày 11/11/2020 vừa qua đã thảo luận và bỏ phiếu thông qua việc công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam phù hợp với các qui định và yêu cầu của PEFC. Do đó, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS chính thức được PEFC công nhận từ ngày 29/10/2020. Việc được PEFC công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững của Việt Nam, với việc thực hiện quản lý rừng bền vững theo Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững riêng của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, mở ra cơ hội cho các sản phẩm của ngành lâm nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới và có thể lưu hành tại trên 50 quốc gia, góp phần gia tăng giá trị cho ngành lâm nghiệp. Sau khi Hệ thống VFCS được công nhận, Văn phòng Chứng chỉ rừng sẽ phối hợp với PEFC để hoàn tất các thủ tục hướng dẫn và công nhận để được sử dụng logo của PEFC cho diện tích rừng đã được đánh giá và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS.

 

Đọc tiếp...

Chương trình đào tạo dành cho các Tổ chức chứng nhận của PEFC vào tháng 9

Tổ chức PEFC sẽ đào tạo những kiến thức dành cho các tổ chức chứng nhận mong muốn có được chương trình đào tạo chuỗi hành trình sản phẩm PEFC nội bộ được PEFC công nhận, thông qua Chương trình Công nhận Đào tạo PEFC (TRP).

Chương trình đào tạo sẽ được tổ chức trực tuyến trong ba ngày rưỡi: 7, 9, 11 tháng 9 năm 2020, 14:00 đến 17:00 CEST.

Sau khóa đào tạo này, bạn sẽ có thể phát triển và xin phê duyệt chương trình đào tạo nội bộ của mình. Sau khi được chấp thuận, bạn có thể cung cấp khóa đào tạo nội bộ cho PEFC CoC đối với các chuyên gia đánh giá chứng nhận của riêng bạn.

Các thông tin liên quan có thể tham khảo thêm tại website: https://www.pefc.org/events-training/pefc-training-recognition-programme-initial-session-sep

 

Văn phòng chứng chỉ rừng.

 

Đọc tiếp...

Hội thảo trực tuyến: "Kiến tạo hiệu ứng tích cực thông qua việc sử dụng bao bì từ nguồn gốc có trách nhiệm"

PEFC Quốc tế tổ chức Hội thảo trực tuyến
"Kiến tạo hiệu ứng tích cực thông qua việc sử dụng bao bì từ nguồn gốc có trách nhiệm"
Ngày: 23/06/2020
  Thời gian: 16:00 - 17:00 (Giờ Việt Nam)
Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Nhằm tiếp cận tới khách hàng tiêu dùng và các nhà bán lẻ để tăng khả năng hiển thị của PEFC và tăng cường thương hiệu chứng chỉ PEFC trên thị trường
Hội thảo dành cho các chuyên gia về mua hàng và quản lý bền vững tại các thương hiệu FMCG và các công ty bán lẻ để giúp tăng cường hiểu biết về lợi ích của chứng chỉ PEFC cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng bền vững rộng hơn của môi trường và phát triển kinh tế.
Hội thảo bằng tiếng anh và hoàn toàn miễn phí, để nhận link tham dự hội thảo các anh chị đăng ký theo link bên dưới. Các anh chị nào đã đăng ký mà không kịp tham gia hội thảo chúng tôi sẽ gửi email bản ghi âm hội thảo tới anh chị

Chúng tôi trân trọng mời các anh chị tham dự hội thảo bằng cách đăng ký qua đường link dưới đây:

https://us02web.zoom.us/…/7015916…/WN_Wq6Hlnz-QdKZTlFPORFNxQ

PEFC International is hosting a webinar “Creating impact through responsibly sourced packaging” to reach out to packaging end-users and retailers to increase PEFC visibility and strengthen the acceptance of PEFC on the market. The Webinar is for sustainability and procurement professionals at brands (FMCG) and retailer companies to help them develop their knowledge about PEFC benefits for their business and wider sustainability impact.

The webinar will be in English and is free to attend, however, the attendees need to register to obtain the webinar link. Additionally, if registered participants cannot attend the webinar live, the recording will be shared with them by email

Please register via the link below:
https://us02web.zoom.us/…/7015916…/WN_Wq6Hlnz-QdKZTlFPORFNxQ

Đọc tiếp...
Tìm thấy 20 bài viết.
  • //TODO: work on SQLCE guide
  • //TODO: work on SQLCE guide
  • Next
  • Last