Bước tiến lớn của Việt Nam trong việc quản lý rừng bền vững khi Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được PEFC công nhận

Cập nhật ngày : 29/04/2021 09:46

(Bài báo đăng trên website PEFC quốc tế: https://www.pefc.org/news/vietnam-takes-a-big-step-towards-certified-forests-through-pefc-endorsement)


Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) là thành viên mới nhất của PEFC, và Hệ thống chứng chỉ rừng VFCS đã được PEFC công nhận đạt chuẩn quốc tế PEFC. 

“Đây là một quá trình nỗ lực tuyệt vời, và chúng tôi tự hào về Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia Việt Nam đã được PEFC công nhận”, Tiến sĩ Bùi Chính Nghĩa, Phó Chánh Văn Phòng VFCO cho biết.

“Nhận thấy rằng các tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững của VFCS đáp ứng và thậm chí vượt quá Tiêu chuẩn bền vững toàn cầu trong quản lý rừng bền vững đã củng cố niềm tin của chúng tôi rằng Việt Nam đang đi đúng hướng để xây dựng một hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia có tính thực tế và ứng dụng cao. Sự công nhận của PEFC đã ghi nhận tất cả những nỗ lực tập thể của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.” Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu.

Tổng cục Lâm Nghiệp Viêt Nam đã bắt đầu tiếp cận và hợp tác hướng tới hệ thống PEFC từ 2015, trở thành thành viên chính thức của PEFC vào đầu năm 2019.  

 

Tự hào cung cấp các giải pháp bền vững cho ngành cao su

 

Thực tế  12.000 ha rừng trồng keo lai và cao su được VFCO trao chứng chỉ trước khi PEFC công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đã cho thấy quyết tâm cao độ từ các bên liên quan trong việc đưa hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đi vào hoạt động.

“Chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam là thành viên PEFC đầu tiên cung cấp cao su thiên nhiên và gỗ cao su có chứng chỉ PEFC”, Tiến sĩ Bùi Chính Nghĩa cho biết.
“Chúng tôi rất trân trọng phương pháp tiếp cận toàn diện của PEFC trong việc giúp đỡ những thành viên mới như VFCS. Sự công nhận của PEFC không không chỉ liên quan tới các hợp phần kỹ thuật. Trên thực tế, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực của PEFC  thông qua các dự án và sáng kiến vô cùng hữu ích để nâng cao năng lực của Văn Phòng Chứng Chỉ Rừng Việt Nam, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm đạt chứng nhận của Việt Nam, và cung cấp nền tảng khuyến khích sự tham gia các bên liên quan trong quản lý rừng bền vững trên cả nước”,  Tiến sĩ Lê Văn Bình bổ sung.

“Việt Nam là một ví dụ điển hình về nỗ lực và cách tiếp cận độc đáo của PEFC, các nước thành viên hợp tác với nhau thành một liên minh vững mạnh, nơi chúng tôi có các nước thành viên trưởng thành đến từ các thị trường tiêu thụ chính như Châu Âu và Hoa Kỳ, giúp các thành viên mới như Việt Nam phát triển bằng cách cung cấp các hỗ trợ liên kết thị trường” ông Ben Gunneberg, CEO PEFC Quốc tế nhấn mạnh.

 

Bước tiếp theo

 

“Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia Việt Nam đạt công nhận quốc tế là một thành tựu nổi bật, và VFCO đã sẵn sàng cho những thành tựu vượt bậc hơn nữa. VFCO đặt mục tiêu 50.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ vào năm 2021 và sẵn sàng thử nghiệm các cơ chế khác nhau để làm cho chứng chỉ rừng trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều chủ rừng nhỏ và các công ty tại Việt Nam.

Cùng với việc mở rộng diện tích có chứng chỉ, xây dựng sự tự tin và đón nhận của thị trường đối với các sản phẩm được chứng nhận PEFC/VFCS là một ưu tiên chính của VFCO.

“Mục tiêu của chúng tôi là liên tục cải tiến các quy định của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia để đảm bảo tính bền vững và củng cố niềm tin của thị trường vào thương hiệu PEFC/VFCS. VFCO rất mong được hợp tác với các thành viên khác trong Liên Minh PEFC để chúng ta đạt được thành công trong năm tới.” Tiến sĩ Bùi Chính Nghĩa nhấn mạnh.

 

  • The Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC) là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất thế giới, chứng nhận 320 triệu ha rừng, chiếm 75% tổng diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn cầu. Hiện tại PEFC có 55 quốc gia thành viên. Hơn 20.000 công ty tại 83 quốc gia đã tin tưởng lựa chọn PEFC để chứng minh nguồn gỗ và các sản phẩm từ gỗ tới từ các khu rừng được quản lý bền vững và hợp pháp.

 

                                                                                                                                                  Văn phòng Chứng chỉ rừng