Quy trình cấp phép sử dụng Logo Hệ thống chứ chỉ rừng Việt Nam (VFCS), đảm bảo cho việc sử dụng Logo một cách nhất quán không vi phạm các điều luật của VFCS của các bên liên quan.
Quy trình cấp phép sử dụng Logo Hệ thống chứ chỉ rừng Việt Nam (VFCS), đảm bảo cho việc sử dụng Logo một cách nhất quán không vi phạm các điều luật của VFCS của các bên liên quan.
Thông điệp chính Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ và tăng cường hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững có hiệu quả, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng. Ngày 03 tháng 11 năm 2014 Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT về “Hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững”. Cùng với các chính sách khác, Thông tư 38 đã mang lại các tác dụng tích cực và hiệu quả rõ rệt trong hoạt động quản lý rừng bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực thi trên thực tế cũng đã bộc lộ những hạn chế. Vì vậy, rất cần sửa đổi, bổ sung Thông tư này nhằm tuân theo các quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, phù hợp với thực trạng quản lý rừng của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của Quốc tế. Nội dung cần sửa đổi, bổ sung Thông tư 38 sẽ tập trung vào các khía cạnh về Quản lý và Kỹ thuật bao gồm: 1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; 2) Các hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, phương án quản lý rừng bền vững; 3) Nội dung của phương án quản lý rừng bền vững; 4) Giám sát và đánh giá và 5) Xác lập hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam. |
Giới thiệu
Mục tiêu chính của quản lý rừng bền vững là quản lý những khu rừng bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Phong trào quản lý rừng bền vững được phát động trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ sau Hội nghị Rio de Raneiro (1992) về Môi trường và Phát triển. Đến tháng 12 năm 2017, đã có 500 triệu ha rừng trên toàn thế giới được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FM và FM/CoC theo tiêu chuẩn FSC và PEFC.
Quản lý rừng bền vững tạo ra những khu rừng bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội
Việt Nam tham gia tiến trình quản lý rừng bền vững từ năm 1998, nhưng trước thời điểm tháng 11/2014, ngành lâm nghiệp vẫn chưa áp dụng một chính sách mang tính pháp quy về các nguyên tắc, tiêu chí, trình tự thực hiện quản lý rừng bền vững. Các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng bền vững mới chỉ dừng ở mức độ thí điểm và tự phát, trông chờ vào viện trợ. Ngành lâm nghiệp Việt Nam rất cần chính sách xác định các nguyên tắc và trình tự thực hiện quản lý rừng bền vững, nhằm tháo gỡ các khó khăn trong tiến trình đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp là "Quản lý bền vững và có hiệu quả với 8,4 triệu ha rừng sản xuất... Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng vào năm 2020”. Đến tháng 12 năm 2017, Việt Nam đã có 31 chủ rừng với hơn 231.000 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, còn cách rất xa diện tích được xác định trong Chiến lược. Ngày 03 tháng 11 năm 2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT về “Hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững”. Thông tư 38 có thể xem là văn bản pháp quy quan trọng đã đưa ra các hướng dẫn, các quy định tối thiểu cho một bản Phương án quản lý rừng bền vững cho rừng tự nhiên và rừng trồng, đồng thời cũng định hướng cho việc xác lập hệ thống chứng chỉ rừng ở Việt Nam. Thông tư 38 được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sẽ là một chính sách mới và là nền tảng cho quá trình phát triển hệ thống chính sách quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của Việt Nam. Hộp 1 trình bày tóm tắt nội dung chính của thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT.
Hộp 1. Nội dung của Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT Thông tư 38 gồm 5 chương, 19 điều, 65 khoản quy định các nội dung sau: 1. Hướng dẫn cho các chủ rừng về phương pháp, thủ tục lập, trình tự thẩm định, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững; 2. Hướng dẫn nội dung và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững theo các nguyên tắc: - Chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, thỏa thuận Quốc tế mà Việt Nam tham gia và những quy định của Phương án quản lý rừng bền vững; - Bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao; - Tôn trọng quyền sử dụng rừng, sử dụng đất sản xuất hợp pháp hoặc theo phong tục của người dân và cộng đồng địa phương; - Tôn trọng quyền của người lao động; - Duy trì, phát triển giá trị đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ của rừng; bảo vệ môi trường sinh thái; 3. Quy định cho các hoạt động kiểm tra, giám sát; 4. Xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam; 5. Thông tư có 7 phụ lục, trong đó quan trọng nhất là phụ lục 1 – Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững Việt Nam với 151 chỉ số, 51 tiêu chí và 10 nguyên tắc. |
Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT được ban hành cùng với việc thực thi bởi các chủ rừng bao gồm cả các Công ty lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng Nhà nước trên thực tế đã mang lại những tác động tích cực rõ rệt: Nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường của chủ rừng và cộng đồng; quản lý tài nguyên rừng theo kế hoạch đảm bảo hiệu quả về kinh tế; góp phần cải thiện an sinh xã hội tại địa phương... Trước khi Thông tư 38 được ban hành, chỉ có 8 chủ rừng ở Việt Nam được cấp chứng chỉ FM, sau khi có Thông tư 38 đã có thêm 23 chủ rừng được cấp chứng chỉ FM. Điều đó chứng tỏ chính sách đã ban hành đi đúng hướng, đã thúc đẩy tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA THÔNG TƯ 38/2014/TT-BNNPTNT KHI ÁP DỤNG TRÊN THỰC TẾ
Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT mặc dù đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy các hoạt động quản lý rừng bền vững ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện cũng bộc lộ một số điểm hạn chế.
Thông tư 38 đã mang lại một số hiệu quả tích cực trong QLRBV ở Việt Nam
CÁC HẠN CHẾ CỦA THÔNG TƯ 38/2014/TT-BNNPTNT
Trên cơ sở các phân tích trên, rất cần xây dựng một chính sách mới đầy đủ hơn và phù hợp hơn với thực trạng của các hoạt động quản lý trong ngành lâm nghiệp Việt Nam dựa trên sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT.
CÁC KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ 38/2014/TT-BNNPTNT
Những khuyến nghị khác:
Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyến đổi, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng rất lớn. Vì vậy, rất cần có những chính sách phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam về quản lý rừng bền vững. Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung sẽ tiếp cận sát hơn các yêu cầu của Quốc tế và thúc đẩy tiến trình quản lý rừng bền vững, đặc biệt sẽ mở rộng diện tích có chứng chỉ rừng ở Việt Nam, khi 2 bộ tiêu chuẩn Quốc gia được phê duyệt sẽ giúp các chủ rừng có điều kiện lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với thực trạng quản lý của họ. Đồng thời, tiến trình quản lý rừng bền vững và hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam sẽ được xác lập bền vững.
Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp - RECOFTC